Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Khái quát chungTổng quanLịch sửDân cưTôn giáo và tín ngưỡngVăn hóaPhong tục tập quánNgôn ngữ văn họcLễ hội & trò chơi dân gianNghệ thuật biểu diễnTrang phụcKiến trúc, mỹ thuậtMón ăn, hoa, tráiChợĐơn vị hành chính
Đu đủ là một loại quả bình dân, có nhiều chất khoáng, chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A và C.

Ở miền Nam, thường trồng loại đu đủ ruột đỏ, vỏ dày, thịt giòn, thơm ngon nhưng ít ngọt. Loại này trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương giáp biên giới Căm-pu-chia. Những nơi trồng nhiều là vùng Định Quán (Đồng Nai), Đồng Tháp, Tiền Giang... ở miền Bắc người ta ít trồng đu đủ vì hay gặp lạnh kéo dài, quả sẽ chín chậm.

Đu đủ ruột đỏ trái hình bầu dục, đầu nhọn, màu xanh, hơi vàng khi chín. Giống đu đủ ruột vàng trái sai, quả tròn, ngắn và có màu vàng khi trái chín, thịt mỏng và mềm. Một giống khác ở Nam Bộ có ruột màu vàng hay vàng cam, trái hình bầu dục và ăn ngọt nhưng ít thơm như đu đủ đỏ.