Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Lễ hội Lam Kinh

Ðối tượng tôn vinh: Lê Thái Tổ (Lê Lợi).
Thời gian: Ngày 22 tháng 8 (âm lịch), ngày mất của Lê Lợi.
Ðịa điểm: Ðền Vua Lê, xã Xuân Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá; đền Bố Vệ, phường Ðông Vệ, thành phố Thanh Hoá.
Ðặc điểm: Hát múa lý liên và hội chợ.

Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, cuộc khởi nghĩa lam Sơn do Lê Lợi khởi xư­ớng ở thế kỷ 15 được coi là biểu tư­ợng của ý chí sắt đá, tinh thần chịu đựng gian khổ, kháng chiến trường kỳ, v­ượt qua khó khăn để chiến thắng kẻ thù xâm l­ược mạnh hơn gấp nhiều lần.

 

Ðời sau, nhân dân ở nhiều nơi nhớ ơn vua Lê Thái Tổ, đã tổ chức lễ hội hằng nãm tưởng nhớ, tôn vinh ngư­ời anh hùng.

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức tại khu vực Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, nơi có điện Lam Kinh và lăng của vua Lê. Tại bến phà Mục Sơn, phía trước khu lăng mộ, nay thuộc xã Xuân Lâm, có một ngôi đền nhỏ, đó là đền thờ vua Lê Thái Tổ. Nơi đây, ngày tr­ước, theo định lệ, cứ ba năm một lần, vào ngày giỗ vua 22 tháng 8, các vua quan nhà Lê ở Ðông Kinh (Thăng Long) lại về Lam Sơn làm lễ. Còn nhân dân địa phương hàng nãm vẫn mở hội tưởng niệm người anh hùng tại ngôi đền này.

Ngoài nghi lễ tế, dâng hương như các lễ hội khác, lễ hội Lam Kinh còn có tục múa hát theo điệu “rí ren” (lý liên) và các trò diễn. Từng đôi trai gái cầm tay nhau vừa hát vừa múa và diễn trò “cắm hoa”, “kết hoa”. Về sau, người ta thay bằng các điệu hát ca công, hát huê tình, diễn lại các tích trong “Bình Ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều”. Lễ hội đền vua Lê còn có lệ đánh trống đồng uy nghi và hấp dẫn.




 

TÌM KIẾM
Điểm đến
Vùng
Tỉnh, thành phố
Loại hình
 
TRA CỨU LỄ HỘI
Ngày âm Tháng âm
 
ĐỔI LỊCH ÂM DƯƠNG
NGÀY THÁNG NĂM