Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Khái quát chungTổng quanLịch sửDân cưTôn giáo và tín ngưỡngVăn hóaPhong tục tập quánNgôn ngữ văn họcLễ hội & trò chơi dân gianNghệ thuật biểu diễnTrang phụcKiến trúc, mỹ thuậtMón ăn, hoa, tráiChợĐơn vị hành chính
(TITC) - Từ trước đến nay, người Việt Nam quan niệm làm nhà là một trong những việc trọng đại của cả cuộc đời, quyết định đến tương lai của mỗi người sau này. Người xưa có câu “An cư lạc nghiệp”, nghĩa là chỗ ở có yên ổn thì mới tập trung lo cho sự nghiệp.

Thầy cúng xua đuổi tà ma quanh ngôi nhà mới

Bởi vậy, người nào cũng phấn đấu để có được một ngôi nhà khang trang cho riêng mình, từ đó hình thành nên một phong tục phổ biến được gìn giữ cho đến ngày nay, đó chính là lễ mừng nhà mới (hay còn gọi là lễ tân gia). Đây là nét văn hóa độc đáo nhằm giáo dục các thế hệ con cháu biết chăm lo, tạo dựng cuộc sống, đồng thời gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Khi có một ngôi nhà mới, gia chủ sẽ chọn ngày lành tháng tốt rồi chuẩn bị lễ cúng để báo cáo với tổ tiên và tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ, che chở giúp gia đình hoàn thành ngôi nhà mới một cách thuận lợi. Đối với một số dân tộc như Pa Cô, Tà Ôi hay Pu Péo, lễ mừng nhà mới còn có ý nghĩa xua đuổi tà ma để gia chủ được yên ổn sinh sống và làm ăn. Hàng xóm, bạn bè, họ hàng của gia chủ sẽ được mời tới để chung vui trong lễ mừng nhà mới. Những món quà mừng gia chủ có nhà mới thường là bức tranh, đại tự, câu đối… vừa để trang trí nhà cửa vừa có ý nghĩa chúc gia đình luôn được bình yên, làm ăn may mắn, phát đạt. Đến nay, tục lệ này vẫn còn khá phổ biến trong mỗi gia đình người Việt.

Phạm Phương