Hà Tĩnh: Đặc sắc lễ hội chùa Hương Tích
Cập nhật: 12/02/2024
Chính quyền huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vừa lên kế hoạch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức lễ khai hội chùa Hương Tích xuân Giáp Thìn gắn với hoạt động khai trương mùa du lịch Hà Tĩnh năm 2024. Theo đó, lễ khai hội chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) với quy mô cấp tỉnh sẽ diễn ra ngày 15/2 (mồng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Chùa Hương Tích là điểm đến hấp dẫn du khách mùa lễ hội. (Ảnh HP)

Chùa Hương Tích (còn gọi là Hương Tích cổ tự hay chùa Thơm) nằm trên đỉnh núi Hồng Lĩnh có độ cao 650m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên địa bàn xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Thiên nhiên quanh chùa xanh mát hữu tình, từ lâu nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh cực kỳ thu hút. Nếu bạn đang muốn tìm về một nơi thanh tịnh, yên bình để thư giãn thì chùa Hương Tích chắc hẳn là địa điểm không thể tuyệt vời hơn.

Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là ngôi chùa có trước chùa Hương Tích ở Mỹ Ðức (Hà Nội) hàng trăm năm. Chùa theo phái Phật Giáo Bắc Tông và thờ Quan Âm Bồ Tát, gắn với sự tích về công chúa Diệu Thiện được thần Hổ che chở đưa đến núi Hồng Lĩnh dựng am tu hành rất nổi tiếng.

Ðây là một quần thể di tích văn hóa tôn giáo với rất nhiều công trình và hạng mục. Ngoài thờ Phật, khu vực nơi đây còn thờ rất nhiều vị thần theo tín ngưỡng văn hóa Việt Nam. Chùa có ba khu vực chính bao gồm am Thánh Mẫu, đền Thiên Vương và Thượng Ðiện. Trong số đó nổi bật nhất là cung Tam Bảo, nơi hiện đang đặt 54 pho tượng Phật bằng gỗ quý với lịch sử hàng nghìn năm...

Vào mùa lễ hội, quần thể chùa Hương Tích thu hút hàng chục nghìn khách viếng thăm. Năm nay, chính quyền huyện Can Lộc và nhân dân địa phương đã chuẩn bị cho lễ hội với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế khu di tích danh thắng cấp quốc gia Chùa Hương - Núi Hồng đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Ðồng thời, địa phương cũng tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của du khách và Phật tử gần xa.

Lễ hội cũng là dịp để xúc tiến kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Hương, xây dựng hạ tầng du lịch, dịch vụ ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu văn hóa tâm linh, xứng tầm với tiềm năng lợi thế của vùng "Hoan Châu đệ nhất danh lam".

Lễ hội chùa Hương Tích sẽ bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ khai hội diễn ra vào ngày 15 (mồng 6 tháng Giêng) tại khu vực sân Lễ hội Ban quản lý Khu du lịch chùa Hương Tích; phần hội bao gồm chương trình nghệ thuật ca, múa, nhạc ca ngợi về quê hương, đất nước, mừng Ðảng, mừng Xuân.

Huyện Can Lộc phối hợp Ban Quản lý Khu du lịch chùa Hương Tích tổ chức các giải thể thao như giải bóng chuyền nam thanh niên mở rộng, vật cổ truyền, cờ thẻ, đẩy gậy..., các trò chơi dân gian như chọi gà, bịt mắt bắt vịt, hội thi mâm ngũ quả..., Lễ Khánh đản Quán Thế Âm Bồ Tát diễn ra vào ngày 18/2 năm Giáp Thìn 2024.

Trưởng ban Quản lý Khu du lịch chùa Hương Tích Trần Thị Thu Hà cho biết: Ðể đạt mục tiêu thu hút 4 triệu du khách, huyện Can Lộc sẽ khai hội chùa Hương Tích sớm hơn mọi năm để làm điểm nhấn, nhằm lan tỏa không khí trẩy hội cho một năm du lịch của tỉnh đầy hanh thông. Dưới sự chỉ đạo của các cấp, ngành, từ năm 2023 Ban Quản lý Khu du lịch chùa Hương Tích đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để phục vụ tốt ngày khai hội. Bước sang quý IV/2023, công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh. Ban Quản lý khu du lịch thấy rằng với 150.000 lượt khách đến với Hương Tích vào năm 2023 là một con số chưa đạt kỳ vọng đối với một khu di tích văn hóa cấp quốc gia là một trong những danh thắng bậc nhất Việt Nam.

Ban Quản lý khu du lịch chú trọng việc gắn kết Hương Tích với chuỗi sản phẩm du lịch trong tỉnh, đó là những điểm du lịch tâm linh như đền thờ Nguyễn Công Trứ ở Xuân Giang, Khu di tích Nhà thờ Nguyễn Du ở Tiên Ðiền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh)..., đồng thời kết nối với các sản phẩm du lịch tâm linh của các tỉnh lân cận như đền Hoàng Mười, đền Cuông (Nghệ An)...

Trong số 150.000 lượt khách đến với Hương Tích năm 2023 chỉ có vỏn vẹn 2% số đó là du khách quốc tế, đây là con số khá thấp. Ban Quản lý khu du lịch đẩy mạnh kết hợp giữa du lịch tâm linh với nghỉ dưỡng, ẩm thực, giới thiệu sản vật truyền thống quê hương, các sản phẩm nông nghiệp sạch cho du khách theo xu thế phát triển của mọi điểm đến du lịch hấp dẫn.

Cũng theo bà Trần Thị Thu Hà, muốn "nâng tầm" chùa Hương Tích, ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên thì việc cần thiết nữa là kết nối chặt chẽ với các sản phẩm du lịch tâm linh nổi bật trong và ngoài tỉnh theo xu thế phát triển du lịch hiện đại. Hình thành một hành trình nhiều điểm đến du lịch tâm linh để thu hút du khách đến với Hương Tích cổ tự.

Hoàng Phú

Chùa Hương Tích là điểm đến hấp dẫn du khách mùa lễ hội. (Ảnh HP)

Chùa Hương Tích (còn gọi là Hương Tích cổ tự hay chùa Thơm) nằm trên đỉnh núi Hồng Lĩnh có độ cao 650m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên địa bàn xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Thiên nhiên quanh chùa xanh mát hữu tình, từ lâu nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh cực kỳ thu hút. Nếu bạn đang muốn tìm về một nơi thanh tịnh, yên bình để thư giãn thì chùa Hương Tích chắc hẳn là địa điểm không thể tuyệt vời hơn.

Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là ngôi chùa có trước chùa Hương Tích ở Mỹ Ðức (Hà Nội) hàng trăm năm. Chùa theo phái Phật Giáo Bắc Tông và thờ Quan Âm Bồ Tát, gắn với sự tích về công chúa Diệu Thiện được thần Hổ che chở đưa đến núi Hồng Lĩnh dựng am tu hành rất nổi tiếng.

Ðây là một quần thể di tích văn hóa tôn giáo với rất nhiều công trình và hạng mục. Ngoài thờ Phật, khu vực nơi đây còn thờ rất nhiều vị thần theo tín ngưỡng văn hóa Việt Nam. Chùa có ba khu vực chính bao gồm am Thánh Mẫu, đền Thiên Vương và Thượng Ðiện. Trong số đó nổi bật nhất là cung Tam Bảo, nơi hiện đang đặt 54 pho tượng Phật bằng gỗ quý với lịch sử hàng nghìn năm...

Vào mùa lễ hội, quần thể chùa Hương Tích thu hút hàng chục nghìn khách viếng thăm. Năm nay, chính quyền huyện Can Lộc và nhân dân địa phương đã chuẩn bị cho lễ hội với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế khu di tích danh thắng cấp quốc gia Chùa Hương - Núi Hồng đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Ðồng thời, địa phương cũng tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của du khách và Phật tử gần xa.

Lễ hội cũng là dịp để xúc tiến kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Hương, xây dựng hạ tầng du lịch, dịch vụ ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu văn hóa tâm linh, xứng tầm với tiềm năng lợi thế của vùng "Hoan Châu đệ nhất danh lam".

Lễ hội chùa Hương Tích sẽ bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ khai hội diễn ra vào ngày 15 (mồng 6 tháng Giêng) tại khu vực sân Lễ hội Ban quản lý Khu du lịch chùa Hương Tích; phần hội bao gồm chương trình nghệ thuật ca, múa, nhạc ca ngợi về quê hương, đất nước, mừng Ðảng, mừng Xuân.

Huyện Can Lộc phối hợp Ban Quản lý Khu du lịch chùa Hương Tích tổ chức các giải thể thao như giải bóng chuyền nam thanh niên mở rộng, vật cổ truyền, cờ thẻ, đẩy gậy..., các trò chơi dân gian như chọi gà, bịt mắt bắt vịt, hội thi mâm ngũ quả..., Lễ Khánh đản Quán Thế Âm Bồ Tát diễn ra vào ngày 18/2 năm Giáp Thìn 2024.

Trưởng ban Quản lý Khu du lịch chùa Hương Tích Trần Thị Thu Hà cho biết: Ðể đạt mục tiêu thu hút 4 triệu du khách, huyện Can Lộc sẽ khai hội chùa Hương Tích sớm hơn mọi năm để làm điểm nhấn, nhằm lan tỏa không khí trẩy hội cho một năm du lịch của tỉnh đầy hanh thông. Dưới sự chỉ đạo của các cấp, ngành, từ năm 2023 Ban Quản lý Khu du lịch chùa Hương Tích đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để phục vụ tốt ngày khai hội. Bước sang quý IV/2023, công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh. Ban Quản lý khu du lịch thấy rằng với 150.000 lượt khách đến với Hương Tích vào năm 2023 là một con số chưa đạt kỳ vọng đối với một khu di tích văn hóa cấp quốc gia là một trong những danh thắng bậc nhất Việt Nam.

Ban Quản lý khu du lịch chú trọng việc gắn kết Hương Tích với chuỗi sản phẩm du lịch trong tỉnh, đó là những điểm du lịch tâm linh như đền thờ Nguyễn Công Trứ ở Xuân Giang, Khu di tích Nhà thờ Nguyễn Du ở Tiên Ðiền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh)..., đồng thời kết nối với các sản phẩm du lịch tâm linh của các tỉnh lân cận như đền Hoàng Mười, đền Cuông (Nghệ An)...

Trong số 150.000 lượt khách đến với Hương Tích năm 2023 chỉ có vỏn vẹn 2% số đó là du khách quốc tế, đây là con số khá thấp. Ban Quản lý khu du lịch đẩy mạnh kết hợp giữa du lịch tâm linh với nghỉ dưỡng, ẩm thực, giới thiệu sản vật truyền thống quê hương, các sản phẩm nông nghiệp sạch cho du khách theo xu thế phát triển của mọi điểm đến du lịch hấp dẫn.

Cũng theo bà Trần Thị Thu Hà, muốn "nâng tầm" chùa Hương Tích, ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên thì việc cần thiết nữa là kết nối chặt chẽ với các sản phẩm du lịch tâm linh nổi bật trong và ngoài tỉnh theo xu thế phát triển du lịch hiện đại. Hình thành một hành trình nhiều điểm đến du lịch tâm linh để thu hút du khách đến với Hương Tích cổ tự.

Hoàng Phú

Báo Nhân dân - nhandan.vn - Ngày 12/02/2024